Truyền thuyết về Na Tra đầy đủ và chi tiết nhất

đầu thời Nguyên hình tượng Na Tra xuất hiện dưới các vở kích với hình dáng Ba Đầu, Sáu Tay

Trong khi Na Tra 2: Ma Đồng Náo Hải đang hoành hành trên các rạp chiếu phim, người ta có một góc nhìn hoàn toàn khác về một Na Tra từng biết trong Tây Du Kí hoặc các bộ phim trước đây thì có lẽ nhiêu người cũng chưa biết chính xác về truyền thuyết Na Tra. Hay là cùng Mekhampha.com tìm hiểu về Na Tra trong bài viết này nhé

Thông tin cơ bản về Na Tra

Na Tra là một nhân vật truyền thuyết trong thần thoại Trung Hoa,. người Việt Nam biết đến Na Tra khá phổ biến một phần lớn do ảnh hưởng của phim ảnh, đặc biệt bộ phim Tây Du Kí và những câu truyện dân gian. Theo đó Na Tra là một vị thần trong Phật Giáo, sau đó, trong Đạo Giáo, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc trở thành một trong những vị thần bảo hộ.

Theo truyền thuyết thì Na Tra là một nhi thần ( thần nhỏ ) mang hình dáng với thân màu đỏ, có khả năng biến hóa, có ba đầu sáu tay, sức mạnh vượt trội, được thiên về vị thần tín ngưỡng bảo vệ quyền năng thần thánh

Một số tài liệu truyền thuyết có ghi chép lại rằng Na Tra xuất phát từ Thần Thoại Ba Tư Và Ấn Độ cổ đại, nguyên mẫu là Nalakubara. Hình tượng Na Tra du nhập vào Trung Quốc thông qua các tác phẩm kinh điển phật giáo Bắc Lương với tên Nalakubara và đến thời Đường, Na Tra được miêu tả là con trai của Tỳ Sa Môn thiên vương- một trong Tứ Đại Thiên Vương của Phật Giáo, Đến thời Tống thì Na Tra được miêu tả rõ hơn, với câu truyện ” Xé thịt trả Mẹ, xé xương trả cha” là biểu thị của lòng hiếu thảo,

đầu thời Nguyên hình tượng Na Tra xuất hiện dưới các vở kích với hình dáng Ba Đầu, Sáu Tay
đầu thời Nguyên hình tượng Na Tra xuất hiện dưới các vở kích với hình dáng Ba Đầu, Sáu Tay

Đến thời Nam Tống, Na Tra được bản địa hóa khi lý Tính được đồng hóa với Tỳ Sa Môn thiên Vương. Vào cuối thời Tống, đầu thời Nguyên hình tượng Na Tra xuất hiện dưới các vở kích với hình dáng Ba Đầu, Sáu Tay và các chi tiết khác bao gồm cả Đông Hải Long Vương.

Bổ sung một chút: Trong phần 1 Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế thì lúc chiến đấu với Ngao Bính Na Tra có thể hiện sử dụng tối đa khi xuất hiện nguyên mẫu với 6 tay nâng đỡ khối băng khổng lồ bảo vệ người dân và gia đình. Tránh cho khối băng sập.

Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế thì lúc chiến đấu với Ngao Bính Na Tra có thể hiện sử dụng tối đa khi xuất hiện nguyên mẫu với 6 tay nâng đỡ khối băng khổng lồ
Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế thì lúc chiến đấu với Ngao Bính Na Tra có thể hiện sử dụng tối đa khi xuất hiện nguyên mẫu với 6 tay nâng đỡ khối băng khổng lồ

Hình tượng NaTra đã trở thành kinh điển trong các tác phẩm bao gồm: Tây Du Ký, Phong thần diễn nghĩa, Na Tra Náo Hải, Thân sen Hóa Sinh…. các câu truyện này đã khắc họa tối đa hình ảnh về một Na Tra là vị thần trẻ tuổi,. bảo hộ

Trong Đạo Giáo, Na Tra xuất hiện như một ” Trung Đàn Nguyên Soát” hoặc các danh hiệu khác như ” Thông Thiên Thái Sư, Uy linh hiển hách Đại Tướng quân, Tam đàn hải hộ đại thần, còn trong dân gian, Na Tra được biets đến là ” Thái Tử gia hoặc Tam Thái Tử” cũng như được dân gian tín ngưỡng là vị thần anh hùng, bảo vệ vùng biển và dân cư gần biển. Ở Đài Loan, Na Tra Tam Thái Tử rất phổ biến, nhiều lãng- xã thờ Na Tra

Phần 2: Thân Thế Na Tra

Khi xem phim, đặc biệt là phần 1 với tựa Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế sản xuất năm 2019 thì chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được, thì nguyên tác của giáng thế sẽ theo Phong Thần Diễn Nghĩa. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tác Phong Thần Diễn Nghĩa mình sẽ tóm tắt lại theo Phong Thần Diễn Nghĩa nhé, không phải theo Phim

Na Tra là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên Tôn sắp xếp xuống trần gian để giúp Khương Tử Nha định Phong Thần. Đầu thai vào gia đình cảu Lý Tịnh và được Ân thị sinh ra. Khi sinh ra được Thái Ất hỗ trợ và thu nhận làm đệ tử, trao quà của Nữ Oa với vòng Càn Khôn và Hỗn Thiên Lăng.

Với sức mạnh nhà trời, Na Tra lớn nhanh và 7 tuổi đã cao 6 thước, sức mạnh phi thường, cực kỳ ngỗ nghịch. Do còn nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã gây ra các họa

  1. Na Tra đã đánh chết Ngao Bính ( Tam Thái Tử nhà Long Vương),
  2. Giết tướng trời là Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương,
  3. Lột vẩy rồng của Long Vương
  4. Bóc gân Ngao Bính
  5. Bắn chết độ tử của Thạch Cơ Nương Nương.
  6. ……

Bằng những tội đó, cả nhà Lý Tịnh bị Long Vương hỏi tội thì Na Tra tự sát, bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết thì hồn NaTra được Thái Ất Chân Nhân thu nạp, sau đó báo mộng cho Ân thị lập miếu thờ để giữ hồn không tan biến. Tuy nhiên, Lý Tịnh cố chấp không chấp nhận và đập tan miếu thờ. May mắn được Thái Ất cho vào Cây Sen. Cuối cùng được hai vị đại tiên là Văn Thù, Nhiên Đăng giáo huấn và giải bỏ hiềm khích giữa hai cha con.

Kết cục, trong phong thần diễn nghĩa thì Na Tra, lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra, Vi Hộ là những giáo đồ đắc đạo thành tiên.

Na Tra với Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký
Na Tra với Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký

Trong một diễn biến khác, khi được Phong Thần, đến thời Đường thì NaTra đã có màn giao tranh với Tề thiên đại Thánh Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký

Để lại một bình luận