Trong một bộ phim gần đây vào năm 2020, có tên Khương Tử Nha, Mặc dù không thành công bằng Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế ra mắt năm 2019 nhưng cũng là một bộ phim để lại ấn tượng với người xem. Tuy nhiên, dạo gần đây thì Na Tra: Ma Đồng Náo Hải được ra mắt, Khương Tử Nha lại một lần nữa sốt trở lại trên các nền tảng mạng xã hội. Vầy Khương Tử Nha là ai, thân thế như thế nào? hãy cùng Mekhampha.com tìm hiểu về người này nhé!
Thông tin về Khương Thử Nha
Khương Tử Nha (chữ Hán: 姜子牙, 1156 TCN – 1017 TCN), tính Khương (姜), thị Lã (呂), tên Thượng (尚), tự Tử Nha (子牙), lại được gọi là Thượng Phụ (尚父).

Ông là khai quốc công thần nhà Chu vào thế kỉ 12 TCN, quân chủ nước tề, trong Phong Thần Diễn Nghĩa, Khương Tử Nha còn được gọi là Tền Thái Công (齊太公) hoặc Khương Thái Công, Thái Coogn Vọng hoặc Lã Vọng. Tuy nhiên, Khương Tử Nha là tên được nhiều người biết đến nhất.
Khương Tử Nha là một vị quân sư vĩ đại, đã giúp sức cho nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, một trong những triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng nổi tiếng trong văn hóa với Thái Coogn điếu ngư ( thái công câu cá)
Trong Phòng Thần Diễn Nghĩa, ông nổi tiếng với dã sự nói về Chu Võ chống lại nhà thương của Trụ Vương,
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tử Nha

- Xuất thân: Khương Tử Nha (Lã Thượng) vốn thuộc chi thứ họ Lã đời sau, gia cảnh nghèo khó, sống bằng nghề câu cá bên sông Vị.
- Gặp gỡ Chu Văn Vương: Khi Tây Bá hầu Cơ Xương (Chu Văn Vương) đi săn, bắt gặp Khương Tử Nha đang câu cá. Sau cuộc trò chuyện, Cơ Xương nhận ra tài năng xuất chúng của Khương Tử Nha, tin ông chính là “Thái Công Vọng” (người mà tổ tiên Cơ Xương từng mong đợi). Kể từ đó, Khương Tử Nha được Cơ Xương trọng dụng, tôn làm thầy.
- Giúp nước Chu lớn mạnh:
- Khương Tử Nha hỗ trợ Cơ Xương chấn chỉnh nội trị, xây dựng quân đội và mở rộng lãnh thổ nước Chu.
- Ông dẫn quân đánh các nước nhỏ lân cận như Sùng, Bí Tu, Khuyển, Di… giúp nước Chu nhanh chóng trở thành thế lực chiếm “hai phần ba thiên hạ”.
- Phò tá Chu Vũ Vương diệt Trụ:
- Sau khi Cơ Xương qua đời, con là Cơ Phát (Chu Vũ Vương) lên ngôi. Khương Tử Nha tiếp tục giữ vai trò trọng yếu, thống lĩnh đại quân và chư hầu.
- Ông cùng Chu Vũ Vương đánh bại vua Trụ tại Mục Dã. Vua Trụ (Đế Tân) tự thiêu, nhà Thương diệt vong. Tương truyền chính Khương Tử Nha đã ra tay trừ Đát Kỷ, vương hậu của Trụ Vương.
- Được phong Tề Thái Công:
- Chu Vũ Vương phong Khương Tử Nha làm vua nước Tề, đóng tại đất Doanh Khâu.
- Ông đánh bại Lai Hầu (chư hầu cũ của nhà Thương), củng cố vững chắc nước Tề, biến nơi đây thành một trong những chư hầu hùng mạnh nhất của nhà Chu.
- Dẹp loạn Vũ Canh:
- Khi Chu Vũ Vương mất, một số người em Vũ Vương kết hợp với Vũ Canh (con vua Trụ) nổi loạn.
- Khương Tử Nha theo lệnh Chu Công Đán mang quân chinh phạt, mở rộng cương thổ, giúp nhà Chu nhanh chóng bình định loạn lạc.
- Cuối đời:
- Khương Tử Nha được ghi chép là thọ hơn 100 tuổi; từ khi gặp Chu Văn Vương (lúc 80 tuổi) cho đến khi dẹp xong loạn Vũ Canh đã hơn 20 năm.
- Con ông là Khương (Lã) Cấp kế vị, tức Tề Đinh công.
Xem thêm: KHƯƠNG NINH CÁC. MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ – TÔN GIÁO
Khương Tử Nha trong Phong Thần Diễn Nghĩa
Trong tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa, Khương Tử Nha (hay còn gọi là Khương Thượng) được mô tả là một bậc đại tu hành, đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trên núi Côn Lôn. Mang trên mình sứ mệnh “phong thần” và phù trợ nhà Chu lật đổ nhà Thương, Khương Tử Nha trong tác phẩm không chỉ là một mưu sĩ kiệt xuất mà còn là cao nhân pháp thuật.

Lưỡi câu thẳng câu minh chủ
Dân gian lưu truyền câu chuyện Khương Tử Nha “câu cá bằng lưỡi câu thẳng” để chờ minh chủ. Khi Tây Bá hầu Cơ Xương (Chu Văn Vương) lên núi Bàn Khê, bắt gặp một ông lão đang câu cá với chiếc lưỡi câu không uốn móc, bèn hỏi:
“Ông lão, câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế này làm sao được cá?”
Khương Tử Nha điềm nhiên đáp:
“Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, còn lưỡi câu thẳng này mới ‘câu’ được minh chủ.”
Nhận ra hàm ý sâu xa và kiến giải uyên thâm của ông, Cơ Xương liền mời Khương Tử Nha về phò tá. Từ đó, Khương Tử Nha bắt đầu tham gia vào đại nghiệp diệt Trụ hưng Chu. Theo Phong Thần Diễn Nghĩa, lúc ấy ông đã 60 tuổi.
Xem thêm: Ngao Nhuận– Cô của Ngao Bính
Pháp thuật và cuộc chiến Chu – Thương
Dưới ngòi bút của Phong Thần Diễn Nghĩa, trận chiến giữa Chu và Thương không còn đơn thuần là tranh bá nơi trần thế, mà trở thành cuộc đấu pháp khốc liệt giữa thần tiên và yêu ma.
- Khương Tử Nha: đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nắm trong tay nhiều pháp bảo và bửu bối, như Đả Thần Tiên, Phất Trần,…
- Nhà Chu: Được trợ giúp bởi vô số thần tiên và cao thủ như Nhị Lang Thần Dương Tiễn, cha con Tháp Lý Thiên Vương – Na Tra Thái Tử,…
- Nhà Thương: Lại có sự giúp sức của Cửu Vĩ Hồ (hóa thân Đát Kỷ), Thân Công Báo và nhiều yêu ma quỷ quái khác.
Cuộc chiến trở thành một chuỗi những màn thi triển phép thuật, binh pháp và mưu lược gay cấn. Nhiều nhân vật và sự kiện trong Phong Thần Diễn Nghĩa còn ảnh hưởng, gắn kết chặt chẽ với các truyền thuyết dân gian Trung Hoa khác, tạo thành một không gian thần thoại rộng lớn.
Sứ mệnh phong thần
Sau khi cùng Cơ Xương (sau là Chu Văn Vương) và Cơ Phát (Chu Vũ Vương) diệt Trụ Vương, Khương Tử Nha tuân theo “Thiên ý” và lời dặn của sư phụ, lập nên Phong Thần Bảng, phong thưởng cho các tướng trận vong, bao gồm những ai đã hi sinh vì chính nghĩa, đồng thời bài trừ yêu tà làm loạn nhân gian. Hình tượng Khương Tử Nha vì thế gắn liền với một vị “phong thần” trang nghiêm, đắc đạo, là nhân vật trung tâm dẫn dắt toàn bộ cục diện Phong Thần Diễn Nghĩa.
Với cốt truyện xen lẫn giữa lịch sử và thần thoại, Phong Thần Diễn Nghĩa đã khắc họa nên một Khương Tử Nha “lưỡng toàn”—vừa là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, vừa là đạo sĩ tinh thông huyền thuật, để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Á Đông.