Hướng dẫn chia ổ cứng Windows 11

Phân vùng ổ cứng trong Windows

Chia ổ cứng hay chính xác hơn là tạo phân vùng ổ cứng máy tính là việc làm rất quan trọng khi sử dụng Windows trước đây bởi lẽ Windows ngày xưa cái thời mà Windows XP hoặc Win 7 ấy, nó khá hay là bị lỗi. Chính vì thế người ta thường chia ra làm 3 phân vùng bao gồm C: Cài windows, D: Lưu dữ liệu, E: lưu trữ các file cài đặt… và thậm chí nhiều ngành nghề khác nhau sẽ thường chia ra nhiều phân vùng khác nhau để lưu trữ, sắp xếp cho tiện.

Xem thêm: Những cách gửi tệp tin trên Google Driver

Tuy nhiên, ở thời Windows 11 thì mọi thứ đã được cải tiến, có lẽ cài một lần sử dụng rất rất lâu dài nên việc chia ổ cứng với nhiều người không còn quan trọng nữa. Chính lý này máy tính mới bán ra thường có luôn 1 phân vùng luôn là ổ C, mọi thứ được lưu hết vào đó. Còn lại những người thuộc thế hệ cũ như mình thì vẫn thích chia làm 3 phân vùng khác nhau. hoặc nhiều phân vùng hơn.

Trước đây thì phải dùng phần mềm chia ổ cứng ( giờ thì mình vẫn khuyến nghị dùng _) nhưng ai không thích cài đặt thêm cho lằng nhằng thì ngay trong Windows 11 đã hỗ trợ các vấn đề này. Bài viết này mekhampha.com sẽ đưa ra cho bạn đầy đủ và chi tiết những cách mà bạn có thể sử dụng để chia phân vùng ổ cứng nhanh, đơn giản, hiệu năng tối ưu nhất nhé!

Tạo phân vùng bằng ứng dụng Cài đặt Windows 11

Thì như ở trên mình cũng đã trình bày là Windows 11 đã hỗ trợ chia ổ cứng rất tiện lợi, bạn theo luôn cách mà Microsoft tạo sẵn cho bạn cũng rất dễ dàng và tiện lợi

Create volume

Hướng dẫn chi tiết cách chia phân vùng ổ cứng nhanh và đơn giản nhất theo hệ thống có sẵn trong Windows 11.

  1. Cài đặt Windows

    Trên máy tính sử dụng Windows 11 của bạn, ra ngoài Desktop và ấn tổ hợp phím Windows + phim i trên máy tính. sau đó vào System > Storage
    sau đó bạn tiếp tục vào Advanced storage settings rồi chọn Disks & volumes.Cài đặt ổ cứng trên mặc định Windows 11

  2. Chọn phân vùng

    trong phần trỏ xuống, có phần Create volume hãy chọn vào đó nhéChọn Create volume tạo phân vùng mới

  3. Xóa phân vùng cũ

    Chọn phân vùng muốn cài , sau đó chọn Properties > chọn tiếp Delete để xóa nó đi
    Lưu ý: Khi bạn đã xóa là toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất nhé, nên trước hết nếu dữ liệu quan trọng thì cần backup sang chỗ khác.Chọn phân vùng cần xóa để chia lại

  4. Tạo phân vùng mới

    Cuối cùng, bạn thực hiện tạo phân vùng mới bằng cách:
    Label: Tên phân vùng ví dụ như ổ cứng lưu chụp ảnh
    Driver Letter: Để mặc định cũng được nhé
    File System: cái này hiểu đơn giản là NTFS thì lưu trữ được 4GB trở lên 1 file, ví dụ file 40GB đóng ZIP vẫn lưu trữ được bình thường.

    Tạo phân vùng mới

  5. Kiểm thử

    Bạn có thể tạo thêm các phân vùng khác nhau nữa, sau khi hoàn thành thì vào máy tính của bạn ( This PC ) nó là my Computer cũ ngày xưa ấy, kiểm tra xem nhé! ngon lành rồi đấy

Cách 2: Tạo phân vùng bằng Diskmanager.

Có lẽ Microsoft nhận ra được ” miếng bánh quan trọng” là chia ổ cứng, nó gắn liền với hệ thống Windows nên từ Windows 10 đến giờ họ cũng cập nhật rất mạnh về mảng này, cụ thể ngoài cách trên thì sử dụng cả Disk Manager nữa cũng ok.

Bước 1: Trên màn hình máy tính sử dụng tổ hợp phím Windows + X > rồi chọn Disk management.

Disk Management
Disk Management

Bước 2: Chọn phân vùng mà bạn muốn chia, ví dụ ở đây ổ cứng còn dư đến 15Gb thì tạo phân vùng mới này để lưu trữ tiếp dữ liệu mới vào đây, bạn có thể xóa phân vùng cũ nếu dữ liệu không quan trọng và chia lại ở đây luôn cũng được nhé!

Bước 3: Nếu phân vùng chưa chia thì bạn tạo mới là ok, còn nếu đã chia thì mình xóa đi để chia ra cho tiện quản lý. Hãy click chuột phải vào ổ cứng muốn chia và chọn Shrink Volume…

Bước 4: KHi này ổ cứng sẽ về trạng thái Unallocated để bạn tạo tiếp phân vùng mới, khá nhanh và đơn giản luôn nhé.

Xem thêm: Giải phóng bộ nhớ giúp Smart TV, BOX TV chạy nhanh hơn

Cuối cùng., đây là hai cách dễ nhất, với giao diện hướng tới người dùng, thực ra còn nhiều cách khác nhau ngay cả dùng lệnh như CMD, hoặc PowerShell nó nhanh và khá tiện ( chỉ cần dùng lệnh ) nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn trong một bài viết khác sớm đây!

Để lại một bình luận